[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Răng sứ thẩm mỹ
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại là dụng cụ được sử dụng để điều trị chỉnh răng. Mắc cài được nha sĩ gắn vào răng của bệnh nhân, kết hợp kỹ thuật trong chỉnh nha để dùng lực tạo ra từ mắc cài và dây cung, giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn.

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại-1

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?


Niềng răng kim loại có thể nắn chỉnh thẳng răng bằng việc sử dụng các mắc cài kim loại và dây cung. Dây cung kim loại sẽ tác động lực lên mắc cài và răng làm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Các loại thun, lò xo được sử dụng để tác động lực lên răng theo các hướng nhất định. Quá trình niềng răng là một quá trình tác động liên tục lực lên răng giúp kéo răng về vị trí mong muốn một cách từ từ. Chi phí trồng răng implant cho trường hợp răng bị mất là răng hàm.


Niềng răng mắc cài kim loại được xem là nền tảng của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại. Hiện nay phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có hai dạng: Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/ tự khóa/ tự buộc.


Theo các tài liệu ghi chép về tiến trình phát triển của các phương pháp chỉnh nha thì niềng răng bằng mắc cài kim loại đã tồn tại từ rất lâu và hiệu quả đối với chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp... Với chất liệu hợp kim không gỉ Niken - Titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định.

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại-2

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại


Giai đoạn 1: Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng – ngoài mặt để bác sĩ xem xét và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng, lên kế hoạch điều trị.


Giai đoạn 2: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu… 


Giai đoạn 3: Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ điều trị tiến hành các loại gắn mắc cài khác nhau cho bạn như tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, gắn khâu... 


Giai đoạn 4: Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng.


- Bước 1: Bác sĩ đánh bóng nhẹ bề mặt răng của bạn.


- Bước 2: Sử dụng một dụng cụ banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra hai bên. Tiếp theo làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài ở trên răng.


- Bước 3: Mắc cài được đặt trên răng và keo cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.


- Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.


Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này thông thường sau 3 đến 6 tuần, bác sĩ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…


Giai đoạn 6: Đến thời gian dự kiến như trong phác đồ điều trị và bản cam kết, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Thời gian sau đó để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.

Start typing and press Enter to search