[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Răng sứ thẩm mỹ
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Răng đã hỏng vẫn có thể phục hồi nguyên dạng

Mất răng trưởng thành là tổn thương rất thường gặp. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999, số răng bị mất trung bình ở người trên 45 tuổi là 6,64 và số người được làm răng giả dưới 2%.
>> Có thể bạn quan tâm hút mỡ nách

Mất răng lâu ngày sẽ gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện. Mất răng nhiều gây mất cân đối vùng mặt. Do đó mất răng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp của người bệnh. Vì vậy, việc phục hồi răng mất là nhu cầu thiết yếu của người bệnh và nhiệm vụ của bác sĩ răng hàm mặt.
>> Xem thêm độn cằm
Để phục hồi răng mất, có nhiều phương pháp đã được áp dụng, bao gồm:
- Phục hình tháo lắp (hàm nhựa, hàm khung…): đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp…Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vướng cộm, cần thời gian thích nghi, hàm giả tựa lên niêm mạc làm tăng quá trình tiêu xương, độ bền hàm giả kém
- Phục hình cố định bằng cầu răng ( cầu dán, cầu chụp…): răng giả được cố định vào răng bên cạnh, ít vướng, dễ thích nghi, ăn nhai không đau, phục hồi phần lớn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi hai răng bên cạnh còn cố định tốt, không có chỉ định cho các trường hợp mất răng vùng cuối cung hàm, không còn răng phía xa.
Mặt khác, khi làm cầu răng phải mài răng bên cạnh (răng trụ cầu), gây ảnh hưởng đến răng làm trụ cầu và tỷ lệ tồn tại của cầu răng thấp.

Để khắc phục các nhược điểm trên và tăng hiệu quả điều trị, giải pháp tối ưu hiện nay là phục hình răng mất bằng cách cấy trực tiếp răng nhân tạo vào xương hàm tại nơi mất răng để thay thế răng mất, không lệ thuộc vào răng bên cạnh và không gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Phương pháp này còn gọi là phương phápcấy ghép nha khoa (Dental Implant), có nhiều ưu điểm và tỷ lệ thành công cao.
Các bước tiến hành:
1. Khám lâm sàng và lên kế hoạch điều trị.
2. Chụp Xquang vùng mặt để đánh giá tổn thương
3. Đánh giá hình thái xương, mức độ tiêu xương và đo mật độ xương vùng cấy ghép
4. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm
5. Lấy mẫu hàm và chế tạo máng hướng dẫn
6. Cấy ghép Implant


Start typing and press Enter to search